Người chăn nuôi cần tìm hiểu biểu đồ biểu đồ xương cá của Ông Kaoru Ishikawa người Nhật đã xây dựng lại vào những năm 1960. Dựa vào biểu đồ trên Trung Thực đã phân tích và viết lại ý thành “hệ thống 6M” để phù hợp với người nuôi trồng thủy sản. 6M được Trung Thực tạo thành 1 câu dễ nhớ ” Mẹ nuôi Mượn kiểm tra Môi trường Mô hình Máy móc sử dụng Mới nguyên liệu sinh học”
1. Mẹ nuôi – Man (con người)
Con người phải được đào tạo, hướng dẫn kỹ, chọn người phù hợp chăn nuôi và có tiêu chí cụ thể. Thái độ quyết định 70% sự thành công.
2. Mượn kiểm tra – Measurement ( đo đạt, kid test)
Công cụ đo là gì, kiểm tra lúc nào, đo đạt chính xác không? mức độ nguy hiểm – mức độ an toàn, cái gì cần đo, cái gì không cần đo.
- pH nên sử dụng loại điện tử và cần chuẩn độ, độ chính xác cao.
3. Môi trường – Milieu (thời tiết, khí hậu, môi trường)
- Thời tiết mưa nắng: nhiệt độ, pH là những thông số chính, thông số phụ: kiềm, tảo, ký sinh trùng, khuẩn
4. Mô hình – Method (phương pháp gì)
Mô hình nuôi là mô hình nào, phương pháp kiểm tra có phù hợp hay chuẩn chưa? người nuôi theo men vi sinh thì ít thay nước – mô hình RAS là gì? BIOFLOC, COPEFLOC, AQUABONIC,..,STCA1-3 -SÔNG TRONG AO, CÁC MÔ HÌNH KẾT HỢP..,từng mô hình sẽ có giải pháp theo phù hợp..,
5. Máy móc – Machine
Sử dụng máy phù hợp điện năng, tiết kiệm điện, motor, quạt, oxy, dòng chảy, cách lắp đặc phù hợp, thiết kế bản vẽ phù hợp các thông số chuẩn tương ứng mô hình chọn.
6. Sử dụng Mới nguyên liệu sinh học – Material (nguyên liệu)
Bao gồm: giống, thức ăn, thuốc, dinh dưỡng, hóa chất xử lý, chọn lựa phù hợp
Tóm lại: Khi nuôi cần hiểu biết 6M để kiểm soát rủi ro, khi vấn đề xãy ra phân tích 6M để lấy tỷ trọng cao nhất và kết luận nguyên nhân từ đó rút ra giải pháp đối ứng nhanh kịp thời.
7. Đề xuất và khuyến nghị
Hiểu 6M và ứng dụng vào trong nuôi trồng thủy sản rất cần thiết
Phòng hay hơn trị câu nói này ai cũng thừa nhận nhưng cần áp dụng mới hiệu quả.
Biểu đồ 6M cần in để nơi trực quan và áp dụng mỗi ngày trong khu nuôi.